Sơn tĩnh điện là gì? Tất cả những gì bạn cần biết
Sơn tĩnh điện : Là một phương pháp bảo vệ bề mặt vật liệu (đặc biệt là kim loại dễ han gỉ, ăn mòn) tiên tiến và có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với sơn dầu trong truyền thống. Khái niệm này vẫn còn khá mới lạ với nhiều người, hôm nay Sắt Mỹ Thuật Minh Dũng sẽ gửi tới bạn một bài viết về toàn bộ những gì bạn cần biết và hiểu về sơn tĩnh điện.

Quy Trình Sơn Tĩnh điện Phủ Bề Mặt Vật Liệu
*Sơn tĩnh điện chính xác là gì? Nó là một quá trình phun sơn bột lên bề mặt kim loại sau đó gia nhiệt làm lớp bột đó chảy ra, đông cứng trên bề mặt kim loại để tạo thành một lớp bảo vệ vững chắc. Sơn tĩnh điện được sử dụng dưới dạng bột khô, chúng được chứa ở các hệ thống cung cấp sơn bột trong một dây chuyền sơn. Người ta sẽ thiết lập đường dẫn sơn từ hệ thống cấp sơn bột đến buồng phun sơn, chúng được phun thông qua các súng phun tự động hoặc súng phun cầm tay. Khi đi qua súng phun, chúng sẽ được tích điện tích dương, trong khi đó các vật liệu cần sơn tĩnh điện sẽ được tích điện tích âm. Nhờ nguyên lý tích điện trái dấu nên các hạt sơn bột sẽ dễ dàng bám đều lên bề mặt vật liệu ngày cả ở các góc khuất.
Sơn tĩnh điện là gì? Quy trình và công nghệ sơn tĩnh điện có gì đặc biệt?
Sau khi đã phủ đều các hạt sơn lên bề mặt, sản phẩm sẽ được đưa vào phòng gia nhiệt từ 120 – 200 độ C trong 15 – 20 phút tùy vào sản phẩm. Nguồn nhiệt là hệ thống sấy đối lưu được làm nóng bằng khí ga. Khi đó các hạt sơn bột sẽ nóng chảy, liên kết chặt chẽ với bề mặt vật cần thực hiện.
*Sơn tĩnh điện áp dụng được cho vật liệu nào?
Chúng ứng dụng tốt cho nhiều loại vật liệu khác nhau như kim loại, nhựa, bê tông, nhưng đặc biệt hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất trên bề mặt thép, thép hợp kim, nhôm.
Thành phần của sơn tĩnh điện bao gồm: Polymer (nguyên liệu chính), chất tạo màu, phụ gia.

Bảng Màu Sơn Tĩnh Điện
*Các loại sơn tĩnh điện chính
Phân loại theo tính chất
Nếu theo tính chất, chúng ta có thể chia sơn tĩnh điện ra làm hai loại là loại dẻo và loại cứng.
Loại thứ nhất là loại sơn tĩnh điện dẻo. Loại có thể trở lên rất mềm và dẻo khi bị ra nhiệt giúp loại bỏ các liên kết hóa học cứng. Điều này giúp cho lớp sơn này có thể tái tạo. Các loại sơn tĩnh điện dẻo thường có xu hướng dày hơn, chịu nhiệt tốt, không bị bong tróc khi gia nhiệt, chịu ngoại lực tốt hơn. Do đó chúng thường được sử dụng cho các chi tiết phụ tùng ô tô, chi tiết máy móc, tủ lạnh…
Loại thứ 2 là loại sơn tĩnh điện cứng. Loại này được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm nội thất, ngoại thất, dụng cụ, ít chịu nhiệt độ cao. Các liên kết hóa học trên loại này bị đóng rắn do đó chúng không thể tái tạo được. Chúng có giá thành rẻ hơn nhiều so với loại thứ nhất.
Phân loại theo chất lượng
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến loại sơn tĩnh điện cứng. Để phân chia loại sơn tĩnh điện này chúng ta thường đề ra một số tiêu chuẩn cho nó như sau:
Cách 1: Dựa trên tiêu chí chịu phun muối: Các nhà thầu Việt Nam thường không đưa điều này vào tiêu chí nhưng nếu bạn làm hàng xuất khẩu, đặc biệt là các nước phương Tây thì đây chắc chắn là một tiêu chỉ bạn cần lưu ý. Khả năng chịu phun muối của sơn tĩnh điện thường từ: 240 –5000 (giờ). Đây là một bài test được đưa ra để kiểm tra khả năng chống gỉ của sản phẩm sau khi sơn. Với các sản phẩm ngoại thất xuất khẩu thường được yêu cầu vượt qua bài kiểm tra phun muối 1500 giờ.
Cách 2: Phân chia theo loại sơn trong nhà và ngoài trời, khả năng kháng UV
Cách 3: Phân loại theo hình thức bề mặt: sơn bóng, sơn mờ, sơn sần, sơn vân (gỗ, đá, hoa văn khác)
Cách 4: Theo hãng sơn: loại thường, trung cấp, cao cấp

Hàng rào Ứng Hòa
*Quy trình sơn tĩnh điện
Quá trình sơn tĩnh điện về cơ bản gồm 3 giai đoạn chính đó là: làm sạch bề mặt cần sơn > phun sơn bột > Gia nhiệt sơn bột

Lan can ban công sắt mỹ thuật
Tại sao nên sử dụng sơn tĩnh điện thay vì sơn dầu?
Như đã nói ở trên, sơn tĩnh điện áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn, trong khi loại sơn dầu sử dụng những công nghệ đơn giản từ xa xưa nên có nhiều hạn chế. Một số ưu điểm vượt trội của sơn tĩnh điện so với sơn dầu là:
- Bền hơn nhiều lần so với sơn dầu truyền thống
- Bề mặt đẹp hơn, cao cấp hơn
- Có thể tạo hình bề mặt đa dạng
- Khả năng chống gỉ, chịu tác nhân thời tiết ngoài trời tốt hơn, bền màu hơn
- Ứng dụng được rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
- Dễ thi công sản phẩm khó hơn, thi công nhanh chóng
- Kinh tế hơn
- Thân thiện với môi trường và con người hơn
Nhược điểm: Phải đầu tư dây chuyền ban đầu khá tốn kém

Quá trình sơn cổng sắt mỹ thuật
*Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Được ứng dụng đa dạng cho nhiều loại sản phẩm:
- Sơn tĩnh điện xe máy, ô tô, máy tính, điện thoại
- Các sản phẩm dân dụng ngoài trời như: Lan can, hàng rào, cửa, cổng, giàn phơi, mái thép, louver
- Các sản phẩm trong nhà như kệ, giá, tủ, bàn, ghế
- Các dụng cụ, máy móc thể thao
- Giàn giáo, máng cáp điện, tủ điện sơn tĩnh điện

Hàng rào sắt mỹ thuật

Lan can cầu thang sắt mỹ thuật

Hàng rào công trình Nam An Khánh

Mái kính sắt mỹ thuật
Bình luận